CHI BỘ TRƯỜNG TH VĨNH THUẬN 1 HỌC TÂP NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII
Lượt xem:
Ngày 18-19/02/2023 Chi bộ trường TH Vĩnh Thuận 1 tiếp thu Nghị Quyết lần thứ sáu ban chấp hành trung Ương Đảng khóa XIII
Giảng viên triển khai Nghị Quyết Lần Thứ Sáu Ban Chấp Hành Trung Uơng Đảng khóa XIII cho Đảng viên huyện Vĩnh Thuận do Đồng chí: Võ Thanh Xuân: Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy; giám đốc trung tâm Chính trị huyện Vĩnh Thuận.
CHI BỘ TRƯỜNG TH VĨNH THUẬN 1 TIẾP THU NGHỊ NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII
NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII DIỄN RA TỪ NGẢY 3 ĐẾN NGÀY 9 THÁNG 10 NĂM 2022 ĐÃ BAN HÀNH 3 NGHỊ QUYẾT
Nghị Quyết số 27-NQ/TW Hà Nội ngày 09 tháng 11 năm 2022 Nghị Quyết Hội Nghị Lần Thứ Sáu Ban Chấp Hành Trung Uơng Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Nghị Quyết số 28-NQ/TW Hà Nội ngày 17 tháng 11 năm 2022 Nghị Quyết Hội Nghị Lần Thứ Sáu Ban Chấp Hành Trung Uơng Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.
Nghị Quyết số 29-NQ/TW Hà Nội ngày 17 tháng 11 năm 2022 Nghị Quyết Hội Nghị Lần Thứ Sáu Ban Chấp Hành Trung Uơng Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện Đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII NÊU RA KẾT LUẬN VỀ “KINH TẾ – XÃ HỘI NĂM 2022 – 2023” HẾT SỨC Ý NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH HIỆN TẠI.
- Đánh giá tình hình năm 2022
Năm 2022, tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề mới phát sinh chưa có tiền lệ, khó dự báo. Cạnh tranh chiến lược nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột quân sự Nga – U-crai-na xảy ra và còn kéo dài; lạm phát tăng mạnh, xu hướng tăng lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khoá dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu; rủi ro tài chính, tiền tệ gia tăng; nguy cơ mất ổn định an ninh năng lượng, an ninh lương thực ngày càng hiện hữu… Trong nước, áp lực lạm phát tăng cao; giá xăng, dầu, nguyên, vật liệu, các yếu tố đầu vào biến động mạnh, ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực; trong khi đó, dịch bệnh, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, gây nhiều khó khăn, thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tin tưởng, tham gia tích cực của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế – xã hội, đã đạt được những kết quả khá toàn diện, tích cực trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát khoảng 4%, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Việc triển khai các kết luận của Bộ Chính trị về Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội góp phần kiểm soát được dịch bệnh, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được chú trọng và có hiệu quả. Công tác phát triển văn hóa, xã hội được đặc biệt quan tâm; nhiều giá trị văn hóa truền thống, di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển; quan tâm bố trí nguồn lực của Nhà nước, phát huy các nguồn lực xã hội cho lĩnh vực văn hoá. Phát triển nguồn nhân lực gắn với nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số được chú trọng. Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, góp phần củng cố và nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn những hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn, thách thức. Thiếu hụt lao động cục bộ trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn, nhất là lao động chất lượng cao. Cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập chưa đạt yêu cầu. Công tác quy hoạch còn chậm, giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp; việc triển khai một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia chưa đạt tiến độ. Xuất khẩu gặp nhiều thách thức khi các thị trường lớn, truyền thống bị thu hẹp. Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn. Tình trạng bỏ việc, nghỉ việc trong khu vực công sang khu vực tư có xu hướng gia tăng. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở khám, chữa bệnh chưa được xử lý hiệu quả.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập nêu trên là do tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó dự báo; nước ta bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, cần thời gian tích luỹ để phục hồi, trong khi nền kinh tế có độ mở lớn, năng lực nội tại, tính tự chủ, khả năng chống chịu còn hạn chế. Năng lực phân tích, dự báo, tham mưu, thực hiện chính sách của các cơ quan chức năng trong một số trường hợp còn bị động; một bộ phận cán bộ, công chức còn có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm; công tác phối hợp giữa một số cơ quan, đơn vị hiệu quả chưa cao…Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2023
2.1. Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và các dịch bệnh mới phát sinh. Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế; củng cố, phát triển các động lực tăng trưởng mới. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các đột phá chiến lược, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia. Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, tạo môi trường kinh danh thuận lợi. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
2.2. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
2.2.1. Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
2.2.2. Tập trung phòng, chống kiểm soát dịch bệnh
2.2.3. Thực hiện tốt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
2.2.4. Đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế
2.2.5. Tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng chống biến đổi khí hậu, hạ tầng số. Quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên. Tập trung bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.2.6. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.
2.2.7. Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, bảo đảm gắn kết hài hoà giữa phát triển kinh tế với văn hoá, xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
2.2.8. Giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội
2.2.9. Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2023 – 2025 và thực hiện chính sách tiền lương
Đồng ý điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng.
NGƯỜI ĐĂNG BÀI VIÊT: LÊ VĂN ĐẶNG , GIÁO VIÊN TPT ĐỘI
_________________________